ban-hoa-chat-thuy-san-vitaminc-ascorbic-acid-hcts

VAI TRÒ CỦA VITAMIN C TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Vitamin C là một chất dinh dưỡng không thể thiếu trong nuôi trồng thủy sản. Nó là chất oxi hóa và tăng hệ miễn dịch cho cá/ tôm. Cơ thể cá/ tôm cần vitamin C để duy trì sức khỏe tốt. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản nhé. 

1, Vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản

Trong điều kiện thời tiết phức tạp, mưa nắng thất thường, nhiệt độ môi trường thay đổi. Đây là yếu tố khiến suy giảm sức đề kháng của cá/ tôm. Nếu không có biện pháp tích cực chúng rất dễ bị mắc bệnh. Vì thế, người nuôi trồng thủy sản cần lưu ý để bổ sung vitamin C cho vật nuôi. 

ban-hoa-chat-thuy-san-vitaminc-ascorbic-acid-hcts
Vitamin C giúp tăng hệ miễn dịch cho thủy sản

Vai trò của vitamin C trong thủy sản thể hiện rõ nhất trong quá trình tổng hợp nên chất collagen và một số vi lượng khác. Vitamin C giúp cá, tôm tăng miễn dịch, giảm stress, chống chọi tốt trước tác động của môi trường. Cụ thể: 

1.1 Miễn dịch

Vitamin C có đặc tính kích thích miễn dịch và bù đắp sự suy giảm miễn dịch. Vitamin C tham gia trong quá trình tổng hợp nên chất collagen. Collagen ngăn ngừa các bệnh khác nhau do vi khuẩn, vi rút gây ra. Vitamin C ngăn vi khuẩn bám vào các tế bào biểu mô. 

Nồng độ cao của vitamin C trong các tế bào bạch cầu cho phép hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm.  

1.2 Làm lành vết thương

Vitamin C giúp hình thành collagen trong cơ thể. Nó giúp phục hồi nhanh chóng các vết thương ở cá/ tôm. Ngoài ra, vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt, ngăn ngừa hiện tượng thiếu máu thường gặp

1.3 Chất khử khí độc

Hạn chế tác động có hại của Amoniac ( NH3) đến tốc độ tăng trưởng của tôm, làm giảm tác dụng gây độc của NO2 có trong hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh.

1.4 Sinh sản

Hỗ trợ trong hệ thống sinh sản của cá/ tôm như tăng sức khỏe cá bố mẹ khỏe. Hình thành trứng và tinh trùng, cải thiện khả năng nở. Giúp tăng tình trạng sức khỏe của ấu trùng và cá con.

1.5 Giảm stress

Nồng độ axit ascorbic trong các mô ở cá thay đổi trong thời kỳ stress. Vitamin C ngăn ngừa các stress khác nhau như: stress môi trường; stress do bệnh; stress do vận chuyển; stress thẩm thấu;… của tôm/ cá. Giúp thích ứng tốt trước những tác động thay đổi của môi trường và thời tiết

1.6 Nhiệt độ nước

Chế độ ăn đủ vitamin C giúp cá tăng cường hiệu quả tiêu hóa. Thúc đẩy tốc độ tăng trưởng trong thời kỳ nhiệt độ thấp. 

1.7 Dinh dưỡng cá con

Thúc đẩy sự phát triển nhanh của phôi/ ấu trùng và giai đoạn cá bột. Giảm tỷ lệ chết ở giai đoạn đầu của cá/ tôm. 

2, Dấu hiệu thiếu vitamin C ở thủy sản

Khi thiếu Vitamin C, các loại thủy sản sẽ dẫn đến việc giảm ăn, yếu và hoạt động kém, nặng hơn là bị biến dạng cấu trúc, dị tật xương sống… 

Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin C đối với tôm: 

  • Tôm bỏ ăn, nổi đầu, dạt vào bờ, có hiện tượng đục cơ; 
  • Tôm chết từ rải rác đến hàng loạt, đặc biệt tôm chết với số lượng lớn vào sáng sớm
  • Ở tôm, thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến bệnh chết đen. Do màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối và làm giảm tỷ lệ sống của ấu trùng tôm, tăng thời gian biến thái.

Dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin C đối với cá. 

  • Biểu hiện cong vẹo cột sống là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên (điều này dễ nhận thấy hơn ở cá giống). 
  • Cá bơi bất thường, mang biến dạng (biến dạng sợi mang, nắp mang ngắn lại). Xuất huyết và mòn vây, cá chán ăn, tăng trưởng chậm, tăng tỷ lệ tử vong 
  • Cá dễ bị stress và suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Điều này cho thấy nhu cầu của vitamin C là cần thiết cho quá trình sinh trưởng và kháng bệnh ở cá.
Tôm bị bệnh khi thiếu Vitamin C
Tôm bị bệnh khi thiếu Vitamin C

3, Bổ sung vitamin C cho thủy sản bằng cách nào ?

 

Cần bổ sung vitamin C cho thủy sản bằng cách:

  • Hòa tan sản phẩm vitamin C vào nước tạt đều khắp ao.
  • Trộn vào thức ăn cho thủy sản: hòa tan sản phẩm với nước sạch rồi trộn đều vào thức ăn. 

Do Vitamin C dễ tan trong nước, để đạt hiệu quả nhất người ta thường dùng cách 2. Đó là cách trộn vào thức ăn. 

Riêng đối với tôm, tôm hoàn toàn không thể tự tổng hợp được Vitamin C. Do đó, phải bổ sung hàm lượng vitamin C cho tôm qua thức ăn trong suốt quá trình nuôi cho đến khi thu hoạch. 

Quý khách có thể tham khảo sản phẩm Vitamin C của VMC GROUP sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu cung cấp Vitamin C cho tôm từ khi bắt đầu sử dụng thức ăn công nghiệp đến khi thu hoạch.

Hướng dẫn sử dụng: 

Trộn 4-5g/1kg thức ăn, hòa sản phẩm với nước sạch sau đó trộn đều vào thức ăn. Chờ 20 – 30 phút trước khi cho ăn để vitamin C thấm đều vào viên thức ăn. Như vậy, thủy sản sẽ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Và tăng khả năng chống chịu với những thay đổi của môi trường rất tốt.

Sau sử dụng, cần kiểm tra để đáng giá tình trạng hấp thu thức ăn chứa vitamin C có phù hợp cho thủy sản hay không.  Từ đó có thể tăng giảm liều lượng thích hợp cho thủy sản

4, Mua hóa chất thủy sản vitamin C ở đâu

Hóa chất Việt Mỹ tự hào là một trong những đơn vị chuyên sản xuất và phân phối hóa chất thủy sản có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn sản phẩm của Việt Mỹ để được đảm bảo về chất lượng cũng như giá bán tốt nhất thị trường. 

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vai trò của vitamin C trong nuôi trồng thủy sản. Nếu quý khách có nhu cầu mua hàng, vui lòng liên hệ số điện thoại chi nhánh gần nhất ở cuối website.

Về tập đoàn hoá chất VMC GROUP

Chúng tôi chuyên phân phối các loại hoá chất công nghiệp, dung môi công nghiệp,hương liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, cồn khô, cồn thạch,hoá chất tẩy rửa - vệ sinh, hoá chất thuỷ sản....

Quý khách có nhu cầu mua hàng hoặc cần tư vấn cách dùng vui lòng liên hệ chi nhánh gần nhất của VMC GROUP ở cuối website